soan-bai-tu-thang-quy-nho-cua-nguyen-nhat-anh-nghi-ve-nhung-pham-chat-cua-mot-tac-pham-viet-cho-thieu-nhi
Manage episode 435147850 series 3477072
Cùng theo dõi phần soạn bài Từ “Thằng quỷ nhỏ” của Nguyễn Nhật Ánh nghĩ về những phẩm chất của một tác phẩm viết cho thiếu nhi để tìm hiểu về những suy nghĩ và quan điểm của tác giả về những phẩm chất cần có của một người viết truyện cho thiếu nhi thông qua việc phân tích tác phẩm Thằng quỷ nhỏ của tác giả Nguyễn Nhật Ánh.
1. Soạn bài Soạn bài Từ Thằng quỷ nhỏ của Nguyễn Nhật Ánh nghĩ về những phẩm chất của một tác phẩm viết cho thiếu nhi: Trước khi đọc
Em đã đọc tác phẩm văn học nào viết về chủ đề những con người có ngoại hình khác lạ? Chia sẻ ngắn gọn những cảm nhận của em về tác phẩm ấy.
Trả lời
- Em đã từng đọc được câu chuyện Sọ Dừa. Nhân vật chính là Sọ Dừa với ngoại hình rất khác lạ người tròn hệt như một trái dừa không có chân và cũng không có tay, chú bé chỉ lăn qua lăn lại khắp nhà.
- Điều em thấy ấn tượng nhất chính là tuy có ngoại hình khác thường nhưng chú bé lại rất thông minh, hiền lành và chăm chỉ, biết giúp đỡ cha mẹ
2. Soạn bài Soạn bài Từ Thằng quỷ nhỏ của Nguyễn Nhật Ánh nghĩ về những phẩm chất của một tác phẩm viết cho thiếu nhi: Đọc văn bản
2.1 Cách giải thích của tác giả bài nghị luận về nhan đề của tác phẩm văn học được bàn luận.
Trả lời:
- Tác giả đã giải thích về nhan đề của tác phẩm văn học được bàn luận bằng cách giải thích về ý nghĩa sâu xa của chữ “quỷ”: Chữ “quỷ” mà Nguyễn Nhật Ánh dùng ở đây để chỉ ra sự kì dị trong nhân dạng.
2.2 Những lí lẽ và bằng chứng được tác giả sử dụng để phân tích thái độ của các nhân vật trong truyện đối với Quỳnh.
Trả lời:
- Lí lẽ: Trong mắt của mọi người, Quỳnh chỉ là một thằng hề, để tiêu khiển và để mua vui cho đám đông vốn hồn nhiên, vô tâm.
=> Bằng chứng: Họ lấy anh ra làm trò tiêu khiển. Anh giúp họ giải buồn hay thỏa mãn tính hiếu kỳ hay lấp đầy những phút giây nhàn rỗi.
- Lí lẽ: Ngay cả với Hạnh, cô lớp trưởng vẫn luôn đúng mực, người luôn đứng ra để trấn áp những kẻ bày trò tai quái với Quỳnh thì giữa họ vẫn có một khoảng cách khá mênh mông.
=> Bằng chứng: Bàn có hai người, nhưng mỗi người lại ngồi tít một đầu, chừa một khoảng trống ở giữa.
- Lí lẽ: Với Quỳnh, Nga sợ.
=> Bằng chứng: Và khi, một cách rất tình cờ, biết được tình cảm đặc biệt mà Quỳnh dành cho mình thì Nga đã vô cùng hoảng sợ: “Cứ hình dung đến cảnh phải đi chơi bên cạnh một con người có cãi mũi to tướng và hai vành tai cũng to tướng không kém, lại không ngừng ve vẩy, Nga bất giác rùng mình”.
>> Xem thêm: Soạn văn 9 kết nối tri thức
2.3 Quan điểm của tác giả về nhân dạng của con người.
Trả lời:
- Nhân dạng hóa ra không phải là vẻ bề ngoài, một thứ “nước sơn” như lời khẳng định trong một câu tục ngữ. Nhân dạng cũng được nhào nặn và xét đoán dựa trên các chuẩn mực giá trị. Nhân dạng là của riêng một cá nhân nhưng nó lại được định giá thông qua cộng đồng. Nó không phải chỉ là những cơ quan thực hiện được các chức năng sinh học mà còn được nhào trộn và định giá dựa trên chuẩn mực và quy tắc thẩm mĩ của một cộng đồng.
- Không chỉ nhân tính mà ngay cả nhân hình cũng sẽ đều được phân loại, điều chỉnh bởi những quy chuẩn và đều là những tạo tác mang tính chất văn hóa.
--
Thông qua phần Soạn bài Từ Thằng quỷ nhỏ của Nguyễn Nhật Ánh nghĩ về những phẩm chất của một tác phẩm viết cho thiếu nhi, chắc hẳn các em đã nắm được những phẩm chất mà người viết truyện thiếu nhi cần có. Ngoài bài soạn này ra, nếu muốn tham khảo thêm về những bài soạn văn khác hay những bài soạn khác có trong môn học khác thì em hãy nhanh tay truy cập ngay vào website chính thức của VUIHOC đó là vuihoc.vn để có thể đăng ký cho mình khoá học một cách nhanh chóng và được giải đáp trực tiếp từ thầy cô giáo có chuyên môn cao và đầy nhiệt huyết của VUIHOC nhé!
Nguồn:
378 episodes